Tổng hợp các loại vải phổ biến trên thị trường.

các loại vải

Trên thị trường hiện nay có vô số loại vải từ bình dân đến cao cấp, với mỗi loại vải lại có những tính chất và ứng dụng khác nhau, nhưng trong may mặc thì yêu cầu cao nhất là chúng phải khiến người mặc cảm thấy thoải mái. Nắm bắt được nhu cầu đó, sau đây Song Song shop sẽ giới thiệu các loại vải phổ biến trên thị trường hiện nay, giúp bạn biết được cấu tạo và tính chất của chúng, từ đó chọn được loại vải mình mong muốn.

Các loại vải có nguồn gốc từ thiên nhiên 

Đây là nhóm vải được hầu hết mọi người yêu thích bởi nó được làm từ chất liệu thiên nhiên nên khi sử dụng, mặc trên người sẽ cảm thấy thoải mái và thoáng mát. Hơn nữa một trong những lí do khiến vải thiên nhiên được ưa chuộng đó là tính thân thiện với môi trường, khi hầu hết những loại vải thuộc nhóm này có khả năng tự phân hủy trong môi trường, giảm thiểu áp lực của rác thải lên Trái đất và giảm khả năng gia tăng hiệu ứng nhà kính.

Vải thô Canvas

Vải canvas hay còn gọi là vải thô hoặc vải bạt, được cấu tạo từ của sợi cây gai dầu với các loại sợi tự nhiên như sợi bông hoặc sợi tổng hợp. Chúng có tính chống thấm nước tốt và độ co giãn cao nên thường được sử dụng làm bạt, lều,… Chúng còn có một tên gọi khác là vải bố được ứng dụng cao trong ngành thời trang như làm giày dép, làm quần áo, túi tote… ngành trang trí nội nhất thì làm các loại khăn, rèm cửa, thảm trải sàn,…

Vải từ cây gai dầu xuất hiện từ khá sớm khoảng 3000 năm TCN ở Trung Quốc và cây gai dầu trở thành loại cây cung cấp sợi lớn nhất vào thời bấy giờ. Nhờ khả năng chống thấm nước và độ bền cao mà nó được lan rộng ra đến các nước Châu Âu như Ý, Tây Ban Nha,… Trải qua hàng thế kỷ, vải canvas dần được thay đổi đa dạng hơn khi kết hợp với các loại sợi khác nhau để tăng thêm độ bền và tính thẩm mỹ.

vải canvas
Vải canvas được làm từ sợi gỗ sồi có vân thô và ráp.

Vải thô canvas gồm nhiều loại khác nhau, sau đây là một số loại vải canvas phổ biến:

  • Vải Hemp Canvas: là loại vải được làm từ 100% sợi gai dầu, có độ bền cao và chống thấm nước tốt.
  • Vải canvas cotton: đây là loại vải được kết hợp giữa sợi cây gai dầu và sợi bông, được sử dụng phổ biến nhất trong may mặc.
  • Vải canvas lanh: là loại vải có độ bền cao nhất trong các loại, được kết hợp từ sợi lanh và sợi gai dầu.
  • Duck Canvas: loại vải này có độ mịn cao bởi được dệt từ sợi vải nhỏ nên mật độ trong vải dày hơn, duck canvas ít thô thường được dùng để làm quần áo, giày dép,…
  • Plain Canvas: ngược lại với duck canvas thì plain canvas được dệt từ những sợi vải dày và thô nên mật độ trong vải cũng thấp, dẫn đến loại vải này có phần thô và thường được dùng làm bao tải, bạt, lều trại,…
  • Canvas tổng hợp: là loại vải có sự kết hợp của sợi gai dầu và sợi tổng hợp như sợi polyester hay sợi nylon, có tính chống thấm nước rất cao.

Vải lanh – Linen

Vải lanh là một loại vải được làm từ sợi của cây lanh chủ yếu là phần vỏ và xơ, chúng đã xuất hiện từ khá lâu trước đây.

Với chất liệu làm từ nguyên liệu thiên nhiên, thân thiện với môi trường nên vải lanh cũng là một trong số các loại vải được ưa chuộng hiện nay. Vải lanh sẽ mang lại cảm giác mát mẻ và mịn màng luôn giúp người mặc thoải mái, chúng có tính thấm hút tốt nên được sử dụng nhiều làm quần áo, chăn ga,…. Tuy nhiên chúng có nhược điểm đó là khá dễ nhăn và khả năng chịu mài mòn và co dãn thấp.

Cây lanh sau khi được xử lý sạch sẽ phần vỏ và xơ sẽ được đem đi chế biến và kéo sợi, thường một sợi lanh sẽ có kích thước đường kính trung bình khoảng 12 μm đến 16 μm.

Vải lanh sẽ mang lại cảm giác mát mẻ và mịn màng luôn giúp người mặc thoải mái
Vải lanh sẽ mang lại cảm giác mát mẻ và mịn màng luôn giúp người mặc thoải mái.

Vải đũi – Tussar hoặc tussah

Vải đũi được làm từ phần kén của tơ tằm, chúng thường được làm từ những sợi tơ to và thô được loại ra khi dệt lụa nên khi chạm vào chúng có phần thô ráp một xíu. Loại vải này thường được các chị em yêu thích bởi chúng mỏng nhẹ, thông thoáng và thấm hút tốt, chúng không gây kích ứng da nên có thể sử dụng cho em bé. Vải đũi được sử dụng nhiều trong may mặc như làm quần, áo, váy,… và chúng hầu như không có nhược điểm.

Vải đũi được chia làm 3 loại chính đó là vải đũi thô, vải đũi xước và vải đũi hoa.

vải đũi
Vải đũi làm từ tơ tằm chất lượng cao.

Vải lụa

Đây là loại vải được làm tư sợi tơ tằm, có bề mặt láng mịn và óng ánh, xuất hiện khá sớm từ TCN. Vải lụa thường có độ co dãn kém được sử dụng nhiều trong các loại trang phục truyền thống của Việt Nam như áo dài, áo yếm, áo bà ba,… ngoài ra còn sử dụng làm các trang phục thường ngày như váy, pijama,…

Để làm ra được một tấm vải lụa cần rất nhiều thời gian, trong đó thời gian nuôi cấy con tằm mất khoảng 1 tháng để chúng có thể nhả tơ. Giá thành của lụa nguyên chất khá cao nên chúng thường được pha trộn với các loại sợi khác như sợi bông, sợi đũi,… để có thể dễ dàng đến tay người mặc với gia thành phải chăng.

vải lụa
Vải lụa đỏ có bề mặt láng mịn, óng ánh được làm từ sợi tơ tằm.

Vải visco – Viscose – Vải rayon

Vải visco hay vải lụa nhân tạo được làm từ các sợi Xenlulose của cây đậu nành, cây mía, cây tre,… hoặc của bột gỗ cây bạch đàn, cây sồi, cây thông,… Vải visco được sản xuất lần đầu vào năm 1883 và đến năm 1905 chúng được sử dụng rộng rãi trên thị trường, chúng có độ mềm mịn cao, độ bền màu và nhuộm màu tốt, có khả năng thay thế cho vải lụa hoặc vải cotton.

Loại vải này được sử dụng rộng rãi bởi chúng có giá cả phải chăng, mỏng nhẹ, thấm hút tốt và thân thiện với môi trường. Thêm một lý do chúng được yêu thích nữa là chúng hoàn toàn làm từ vật liệu thiên nhiên không gây kích ứng, phù hợp với cả làn da em bé.

Có thể kể đến một vài ứng dụng của vải visco như làm quần dài, áo sơ mi, đồ trang trí nội thất như khăn bàn, ga trải giường,…

Vải visco mỏng nhẹ, thấm hút tốt và thân thiện với môi trường
Vải visco mỏng nhẹ, thấm hút tốt và thân thiện với môi trường

Vải visco được tạo thành từ 6 bước cơ bản:

Bước 1: Xay nhuyễn Xenlulose có độ tinh khiết trên 90% để đảm bảo được chất lượng

Bước 2: Hòa tan phần vừa xay nhuyễn với natri hydroxit để loại bỏ các tạp chất tạo ra hỗn hợp dung dịch bazo có màu nâu gỗ

Bước 3: Xenlulose được ép hết phần dư thừa và tạo thành nhiều mảnh nhỏ nhờ con lăn

Bước 4: Tiếp tục cho xenlulose vào carbon disulfide được hòa tan trong natri hydroxit thu được thành phẩm là viscose, tiếp tục đem đi ngâm trong vài giờ

Bước 5: Sau đó cho viscose vào máy đùn sợi tạo ra các sợi vải viscose và tiếp tục được ngâm trong axit sunfuric, cuối cùng đem đi rửa sạch

Bước 6: Các sợi viscose được đem đi dệt thành vải

Bởi vì được làm từ chất liệu thiên nhiên nên loại vải này thường khó để bảo quản, dễ nhăn và chúng dễ bị co lại khi ngâm với nước nên bắt buộc phải giặt khô, chúng rất dễ bị nấm mốc nên yêu cầu về tính bảo quản rất cao.

Vải modal

Vải modal là một loại vải sinh học được làm từ Xenlulose của gỗ cây sồi có tuổi thọ lâu năm, được ra đời khá muộn vào khoảng những năm 30 của thế kỷ 20 tại vùng Bắc Âu, chỉ chưa đầy 30 năm sau chúng được sử dụng rộng rãi và phổ biến và trở thành loại vải được lựa chọn hàng đầu trên thị trường.

Điểm đặc biệt của loại vải này là chúng có tính kháng khuẩn cao, bên cạnh đó chúng có kết câu sợi vải chắc chắn, khả năng co giãn tốt, chất vải mềm mịn, dễ dàng hút ẩm. Trên thị trường hiện nay không hiếm hoi để bắt gặp được sản phẩm làm từ vải modal như áo sơ mi, váy, tất vớ, chăn ga,…

Vải modal có kết câu sợi vải chắc chắn, khả năng co giãn tốt.
Vải modal có kết câu sợi vải chắc chắn, khả năng co giãn tốt.

Ngoài vải modal được làm từ chất liệu sợi gỗ sồi nguyên chất thì hiện nay chúng còn được các nhà khoa học kết hợp với các loại sợi khác để cải thiện những tính chất của chúng như cotton, jacquard, spandex,…

Để làm ra được vải modal cần phải trải qua những quá trình sau đây:

Bước 1: cây gỗ sồi sau khi được tuyển chọn sẽ được đem đi nghiền nát và xử lý nhiệt để tách phần Xenlulose, tạo thành dung dịch dạng lỏng và hơi đặc sánh

Bước 2: sử dụng nhiệt độ cao để phá vỡ cấu trúc liên kết của phân tử Xenlulose, dung dịch sẽ từ dạng lỏng chuyển sang dạng bùn

Bước 3: tiến hành ép xenlulose thành sợi

Bước 4: sợi modol được đem đi rửa sạch và tẩy trắng

Bước 5: sợi modal được đem đi dệt thành vải

Vải tencel – Lyocell

Vải tencel là một loại vải sinh học được làm từ Xenlulose của gỗ cây bạch đàn, xuất hiện lần đầu vào năm 72 và trở nên phổ biến vào những năm 90 của thế kỷ trước. Đây là loại vải có độ bền cao, mềm mịn, thấm hút tốt và thân thiện với môi trường.

Loại vải này có khả năng khắc phục được nhược điểm của vải cotton, chúng không dễ nhăn, dễ giặt và nhanh khô, có khả năng nhuộm màu tốt và độ bền màu cao. Bên cạnh đó, vì làm hoàn toàn từ chất liệu thiên nhiên nên loại vải này có thể dễ phân hủy và có độ an toàn cao với sức khỏe con người.

Vải tencel có độ bền cao, mềm mịn, thấm hút tốt và thân thiện với môi trường
Vải tencel có độ bền cao, mềm mịn, thấm hút tốt và thân thiện với môi trường.

Quy trình làm ra một tấm vải khá là tương đồng với các loại vải trên, gỗ cây bạch đàn được đem đi nghiền nát và xử lý bằng công nghệ cao, sau đó đem đi ép thành sợi, rồi bắt đầu tiến hành làm sạch và tẩy trắng.

Vải tencel được sử dùng nhiều để làm quần áo, váy, chăn ga, khăn choàng,….

Vải bamboo

Giống như tên gọi của nó, vải bamboo được làm từ sợi xenlulose của cây tre và một số chất phụ gia an toàn cho sức khỏe. Loại vải này có nguồn gốc từ Châu Á sau đó dần lan rộng sang các nước Châu Âu, với hàng trăm năm tồn tại vải bamboo có nhiều sự thay đổi tích cực, nhờ công nghệ ngày càng hiện đại, vải được dệt ra có độ tinh khiết cao và trở thành mặt hàng đắt giá trên thị trường hiện nay.

Với chất liệu làm từ thiên nhiên thì vải bamboo cũng là một trong những loại vải thân thiện với môi trường, mềm mại, có thể kháng khuẩn tự nhiên và khử mùi, thấm hút và thoát mồ hôi tốt, có khả năng chống lại tia UV, an toàn cho sức khỏe.

Nhưng loại vải này đòi hỏi phải có sự bảo quản cẩn thận, dễ nhăn, dễ bị co rút khi tiếp xúc với nước hoặc chịu ngoại lực, chúng có giá thành khá cao so với các loại vải khác.

vải bamboo
Cận cảnh vân vải bamboo.

Bao gồm có 2 phương pháp để tạo ra vải bamboo đó là phương pháp tự nhiên và phương pháp hóa học:

Đối với phương pháp tự nhiên: Đầu tiên cây tre sẽ được làm sạch và nghiền nát, sử dụng các chất enzim hóa học để phá vỡ liên kết cấu trúc tự nhiên của tre. Sau đó, hỗn hợp sẽ được dàn mỏng và kéo sợi để đem đi dệt thành vải bamboo. Phương pháp này giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nhưng lại không đạt được sự tinh khiết cao.

Đối với phương pháp hóa học:

Bước 1: Cây tre sau khi nghiền nát sẽ được ngâm trong dung dịch Natri Hydroxit nồng độ tự 15 – 20% trong vòng 3 tiếng

Bước 2: Dung dịch kiềm của xenlulose sẽ được đem đi ép loại bỏ các tạp chất không cần thiết, cho vào máy xay làm khô trong 24 tiếng

Bước 3: Ép sợi xenlulose, dùng dung dịch axit sunfuric loãng để làm cứng sợi vải

Bước 4: Sử dụng sợi vừa ép được dệt thành vải bamboo

Vải jeans

Vải jeans hay còn gọi là vải bò là một loại vải quá quen thuộc với mọi người, chúng được cấu tạo từ sợi bông và có thể kết hợp vói một số loại sợi khác như sợi bông kết hợp cùng sợi cotton duck,… Vải jeans bắt đầu xuất hiện vào năm 1873, khi đó chúng được làm từ hoàn toàn 100% bông tự nhiên, dần dần chúng được kết hợp thêm với nhiều loại sợi khác nhau nữa.

Loại vải này có độ bền rất cao, ít bị sờn rách, phong cách và cá tính, dễ bảo quản và quan trọng là chúng mang lại cảm giác rất thoải mái, chiếm chọn cả tình của mọi người.

vải jeans
Vải jeans có độ bền cao và nhiều màu sắc.

Vải jeans được ứng dụng nhiều nhất trong thời trang như áo jeans, quần jeans, áo sơ mi, mũ,… hay trong lĩnh vực trang trí nội thất thì có sofa, rèm cửa, khăn trải bàn,…

Vải ren – Lace 

Vải ren là loại vải có tính nhận diện cao nhờ bề ngoài đặc biệt của chúng, chúng được đan với những lỗ hổng và hoa văn đa dạng và thường chúng được làm từ sợi bông, sợi tơ tằm hoặc sợi lụa. Được biết, chúng bắt đầu xuất hiện từ nước Ý vào cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16.

Ưu điểm của vải ren là chúng có kết câu đặc biệt, có tính thẩm mỹ, nhiều kiểu mẫu, độ bền cao và màu sắc đa dạng. Vậy nên đây là loại vải được sử dụng nhiều trong thời trang đặc biệt là thời trang dành cho nữ giới.

Vải ren được làm từ nhiều hoa văn khác nhau.
Vải ren được làm từ nhiều hoa văn khác nhau.

Vải nhung – Velvet fabric

Đây là một loại vải khá đặc biệt với bề mặt là những sợi lông bằng phẳng và mềm mịn, có màu sắc óng ánh, tỏa lên sự sang trọng quý phái và có độ bền cao. Vải nhung được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như sợi cotton, sợi tơ tằm hoặc cũng có thể là sợi len. Chúng bắt đầu được sử dung vào thế kỷ 14 và thường được sử dụng cho vua chúa quyền quý bởi lúc bấy giờ rất khó để tạo ra được một tấm vải nhung.

Hiện tại vải nhung đã trở nên phổ biến bởi sự phát triển của công nghệ khiến chúng không còn là một món hàng quý hiếm nữa, vải nhung thường được sử dụng để làm trang phục hoặc đồ trang trí nội thất như sofa, bọc giường,…

Vải nhung có màu sắc óng ánh, tỏa lên sự sang trọng quý phái.
các loại vảiVải nhung có màu sắc óng ánh, tỏa lên sự sang trọng quý phái.

Vải có nguồn gốc từ vật liệu nhân tạo 

Vải voan và vải Chiffon

Vải voanvải chiffon là những loại vải được cấu tạo từ các sợi nhân tạo mỏng và nhẹ, thường mọi người hay bị nhầm lẫn giữa hai loại vải này bởi chúng có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa chúng là mật độ sởi vải, trong vải chiffon sợi vải có mật độ độ thấp hơn nên dễ bị xe rách hay bị rút sợi, còn vải voan lại chắc chắn hơn hẳn.

Đây là một loại vải lâu đời, được yêu thích bởi chúng có tính thẩm mỹ cao, mềm mại, thoáng mát, trang phục làm từ chất liệu vải này thanh lịch và nhã nhặn nên được chị em ưa chuộng để làm váy dạ hội, váy cưới và nhiều loại trang phục khác nhau.

Vải voan có độ thoáng khí cao, được sử dụng nhiều vào mùa hè.
Vải voan có độ thoáng khí cao, được sử dụng nhiều vào mùa hè.

Vải nilon

Vải nilon là loại vải được làm hoàn toàn từ chất liệu polyme của dầu mỏ và than đá mà không có bất kì vật liệu hữu cơ như các loại vải khác. Chúng được chế tạo lần đầu ở Mỹ vào năm 1935, ban đầu mục đích tạo ra chúng là để thay thế vải lụa, những với những đặc tính đặc biệt và sự tiện lợi mà chúng dần được lan rộng và trở nên phổ biến.

Với khả năng lan rộng nhanh chóng trên thị trường, vải nilon có rất nhiều ưu điểm vượt trội như có khả năng chống ánh nắng, độ bền cao, không bị nhăn, dễ nhuộm màu, độ co dãn tốt, nhanh khô,… Có thể kể đến một số ứng dụng của chúng trong may mặc như: áo khoác gió, quần áo leo núi, áo dài pha lụa,… Còn trong trang trí nội thất thì có rèm cửa, khăn trải bàn, thảm lót,…

Bên cạnh đó, vải nilon vốn là từ vật liệu nhân tạo nên chúng khó phân hủy trong môi trường, dễ bị co rút và độ thấm hút kém.

Vải nilon có khả năng chống ánh nắng, chống nước và độ bền cao.
Vải nilon có khả năng chống ánh nắng, chống nước và độ bền cao.

Trên thị trường hiện nay chúng ta có thể bắt gặp nhiều loại vải nilon như: Vải nilon 6-6, vải nilon 46, vải nilon 510, nilon 6,…

Vải nilon được làm từ phản ứng polyme ngưng tạo với nguyên liệu chính là monome bao gồm axit adipic và hexamethylene diamin, sau phản ứng thu được nước, nilon và polymer. Cuối cùng polymer được rút ra và còn lại nilon sẽ được đem đi rút sợi và dệt thành vải.

Vải spandex

Vải spandex hay Elastane, Lycra, Elastane,… là loại vải được làm hoàn toàn từ vật liệu vô cơ polyester-polyurethane, được sử dụng lần đầu vào những năm 50 của thế kỷ 20 với mục đích ban đầu là dùng để thay thế cao su, bởi khi kết hợp vơi sợi cotton loại vải này có thể kéo dãn gấp 5 lần so với kích thước ban đầu. Nhờ vào sự quảng bá rầm rộ trong truyền thông lúc bấy giờ mà vải spandex được lan rộng với tốc độ chóng mặt và trở thành loại vải phổ biến trên thị trường hiện nay.

Có thể kể đến hàng loạt các ưu điểm của chúng như mỏng, nhẹ nhưng bền và chắc, độ co dãn tốt, ít gây kích ứng da, chống tĩnh điện,… Vải spandex được ứng dụng nhiều để làm đồ bơi, đồ lót, đồ thể thao, thắt lưng,… Bên cạnh đó chúng cũng có những nhược điểm như gây ô nhiễm môi trường, độ thấm hút kém, dễ bị ố vàng khi sử dụng lâu.

Trên thị trường hiện nay phổ biến những loại vải spandex: vải spandex cotton, vải len spandex, poly spandex.

Vải spandex mịn
Vải spandex mịn.

Vải polyester – PE

Vải polyester là loại vải nhân tạo có nguồn gốc từ than đá, không khí và dầu mỏ. Chúng được tổng hợp lần đầu vào năm 30 của thế kỷ trước, có độ bền cao, khả năng chống nhăn tốt, chống thấm nước, chống cháy, dễ vệ sinh, tẩy rửa, dễ nhuộm màu mà giá thành phải chăng.

Hiện nay vải polyester được ứng dụng làm các sản phẩm cần tính chống thấm nước và chống lửa như ô dù, áo mưa, lều bạt, quần áo bảo hộ, áo chống nắng,….

Vải PE có khả năng chống nhăn tốt, chống thấm nước, chống cháy.
Vải PE có khả năng chống nhăn tốt, chống thấm nước, chống cháy.

Vải microfiber

Vải microfiber là một trong những loại có sợi mảnh nhất chỉ bằng 1/5 đường kính của sợi tóc, được làm từ những vật liệu vô cơ như polyester và polyamide hoặc cũng có thể là các vật liệu hữu cơ như xenlulose hay carbohydrate. Bắt đầu xuất hiện vào năm 1950 nhưng được biết đến rất ít, cho đến năm 1990 thì chúng được biết đến rộng rãi trên thế giới.

Vải microfiber là một trong những loại vải có độ kháng khuẩn cao, đem lại cảm giác thoải mái cho người dùng, an toàn với sức khỏe con người và chống nấm mốc tốt. Loại vải này được sự dụng để làm đồ bơi, giày dép, túi xách, chăn ga, các sản phẩm cách điện,…

Vải microfiber có bề mặt mềm mại nhờ những sợi lông nhỏ.
Vải microfiber có bề mặt mềm mại nhờ những sợi lông nhỏ.

Vải tổng hợp 

Tiếp theo là các loại vải được làm từ các sợi tổng hợp như sợi cotton, sợi polymer, sợi len,… chúng có những tính chất vượt trội hơn hẳn so với các loại vải khác bền hơn, co dãn tốt hơn, thoáng mát hơn,…

Vải cotton

Đây là loại vải phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, chúng được cấu tạo từ các sợi tổng hợp, có thể là sợi của cây bông vải và các loại sợi nhân tạo hoặc các chất hóa học, điều này giúp làm tăng tính chất của chúng như thoải mái hơn, co giãn tốt hơn và đặc biệt là bền hơn. 

Vải cotton thường được dùng để làm áo thun, bộ đồ thể thao, những trang phục cần tính thoáng mát bởi chúng mang lại cảm giác thoải mái và co giãn tốt và còn thấm hút mồ hôi tốt nên đây là loại vải thường được ưu tiên sử dụng khi hè đến.

Vải cotton gồm 3 loại chính là cotton thun, cotton lạnh và cotton lụa.

vải cotton
Vải cotton lạnh có độ co dãn tốt.

Vải nỉ

Vải nỉ là loại vải có sự kết hợp giữa sợi vải thông thường và vải len, tùy theo nhu cầu của người sử dụng thì tỉ lệ, mật độ pha trộn của vải nỉ sẽ làm cho sản phẩm có những đặc tính khác nhau, nhưng chúng đều có những điểm chung là chúng có độ mềm mịn, giữ ấm tốt nên thường được sử dụng làm các sản phẩm dữ ấm như áo khoác, quần, áo,…

Vải nỉ có độ mềm mịn và ấm áp nên được dùng nhiều trong các đồ vật dữ ấm.
Vải nỉ có độ mềm mịn và ấm áp nên được dùng nhiều trong các đồ vật dữ ấm.

Vải kate

Vải kate là loại vải được tổng hợp từ sợi bông cotton và sợi polyester là một trong những chất liệu vải được yêu thích hiện nay. Chúng có bề mặt phẳng, mịn, không bị nhăn, thấm hút tốt, dễ dàng giặt ủi và thân thiện với sức khỏe con người.

Có thể kể đến một số loại vải kate phổ biến trên thị trường như vải Kate Polin, vải Kate Ford, vải kate sọc, vải kate Hàn Quốc.

Vải kate sọc
Vải kate sọc.

Vải denim

Vải denim là loại vải được đan chéo bằng các sợi cotton tự nhiên 100%, thường là một sợi chàm và một sợi trắng đan chéo vào nhau. Ngoài ra, vải denim kết hợp với sợi polyester hoặc sợi lycra sẽ cho ra vải có độ bền cao hơn, chống co rút và chống nhắn tốt.

Loại vải này được sản xuất lần đầu tại Pháp sau đó lan sang Châu Mỹ, chúng thường dễ bị nhầm lẫn với vải jeans bởi màu sắc và vân vải.

Vải denim là loại vải có độ bền cao nhất hiện nay, có tính thẩm mỹ và giá thành đa dạng nên có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ở nhiều phân khúc khác nhau. Đây là loại vải có độ co dãn khá kém nên không thường được dùng để làm quần áo cần độ co dãn cao như đồ thể thao hay đồ lót, vải denim lâu khô nên tốn nhiều thời gian cho việc giặt ủi.

Phân loại vải denim: Dry denim, raw denim, selvedge denim.

vải denim
Vải denim – loại vải có độ bền cao nhất hiện nay.

Vải tuyết mưa – Ponte di Roma

Vải tuyết mưa là loại vải được làm từ nhiều loại sợi khác nhau như sợi rayon, polyester, viscose và spandex,… Chúng có hai mặt giống nhau, mật độ sợi dệt tương đối nên có độ dày vừa phải và rất chắc chắn. Đối với vải tuyết mưa được dệt từ loại sợi khác nhau thì cũng sẽ có tính chất khách nhau, nếu kết hợp cùng với sợi spandex thì vải có độ co dãn tốt, với sợi visco thì có độ mềm mịn và thấm hút tốt,…

vải tuyết mưa
Vải tuyết mưa.

Đây là loại vải vó độ bền màu rất cao, ít bị sờn hay phai màu, ít bám bụi, an toàn cho sức khỏe ngay cả với da nhạy cảm của em bé, có độ co dãn tốt, ít bị nhăn, có độ dày vừa phải thích hợp mặc cho cả mùa đông lẫn mùa hè. Hiện nay vải tuyết mưa được dùng nhiều trong công nghiệp may mặc như các loại váy, các loại áo: áo sơ mi, áo croptop,… Nhược điểm của loại vải này là ít màu sắc và hoa văn tương đương với điều đó thì giá thành của chúng thì tương đối cao.

Vải kaki

Vải kaki được làm từ sợi cotton 100% hoặc sợi cotton pha với sợi tổng hợp, có độ bền tốt, thân thiện với môi trường, dễ nhuộm màu, không nhăn và thoáng mát. Chúng bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ 19 ở Ấn Độ nhưng do người Anh chế tạo ra. Được ứng dụng rộng rãi trên thị trường may mặc như làm áo sơ mi, quần đùi, chân váy,… Chúng có giá thành khá cao.

vải kaki
Vải kaki cao cấp.

Vải CVC 

Vải CVC là loại vải chỉ có hai thành phần là polyester và cotton, trong đó phần trăm cotton phải chiếm hơn 50%. Đây là loại vải được ưa chuộng trên thị trường nhờ có giá thành rẻ, độ bền cao, khả năng thấm hút tốt, không bị co rút, kháng khuẩn tốt và có độ bền màu cao. Nhưng chúng cũng có những nhược điểm như dễ bị xù lông, bề mặt vải có các lỗ nhỏ và lâu khô.

Nhờ có giá thành rẻ nên chúng được ứng dụng cao trong phân phúc bình dân trong nhiều lĩnh vực như thời trang hay các vật dụng trong nhà hàng, khách sạn, trong gia đình,… Có thể kể đến một số sản phẩm làm từ vải CVC như áo thun, áo sơ mi, đầm váy,…

vải cvc
Vải CVC được ưa chuộng trên thị trường.

Vải thun

Vải thun là loại vải được tổng hợp từ nhiều loại sợi khác nhau, có thể kể đến như cotton, nylon, polyester,… Mục đích ra đời của loại vải này là nhằm phục vụ cho thế chiến thứ ll nhưng bởi những tính chất tuyệt vời của chúng như mềm, nhẹ, có độ co dãn tốt, thoáng khí mà giá thành phải chăng nên chúng được sự dụng rộng rãi trong đời sống đặc biệt là trong ngành thời trang.

Một số loại vải thun phổ biến như: thun lạnh, thun hạt mè, thun 4 chiều, thun tăm, thun cá sấu,…

vải thun
Vải thun có độ co dãn tốt.

Trên đây là những thông tin về các loại vải phổ biến nhất hiện nay, hy vọng Song Song shop có thể giúp các bạn tìm ra được loại vải mong muốn cũng như cách phân biệt chúng.

>>> Xem ngay mở shop quần áo cần chuẩn bị những gì.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kết nối với Song Song

Gọi Hotline tư vấn Song Song Kho Chuyên Sỉ Kho Sỉ Quảng Châu Tân Bình Song Song Chợ Tân Bình Song Song Kho Chuyên Sỉ Tân Bình Song Song Cộng Tác Viên Song Song Kho Chuyên Sỉ Hcm Đóng cửa sổ