Vải cotton là gì? Cách phân biệt vải cotton pha

vải cotton

Tiệp tục tìm hiểu về các loại vải được ứng dụng nhiều trong ngành thời trang, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vải cotton. Là một trong những loại vải được yêu thích nhất hiện nay, vải cotton có những đặc điểm gì? Trên thị trường có bao nhiêu loại vải cotton? Cách phân biệt vải cotton 100% và vải cotton pha? Cùng Song Song shop tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Vải cotton là gì? Nguồn gốc của vải cotton

Giới thiệu về vải cotton

Vải cotton là một loại vải được tổng hợp từ sợi bông tự nhiên và các sợi hóa học khác, là loại vải được người tiêu dùng ưa chuộng bởi chúng luôn mang lại cho người dùng cảm giác thoải mái, dễ chịu, khả năng thấm hút tốt. Vải cotton thường được ứng dụng trong ngành thời trang như quần, áo thun, chăn, gối,… Nhưng ở phân khúc trung bình và cao bởi chúng có giá thành khá cao so với các loại vải khác.

Vải cotton không chỉ được yêu thích bởi cảm giác thoải mái mà nó mang lại mà còn bởi nhiều lý do khác nữa, chúng có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, thông thoáng, chống mài mòn, dễ nhuộm màu, chống bị nhiễm bụi, an toàn cho sức khỏe con người.

vải cotton
Vải cotton có độ thấm hút cao mang đến cho người dùng cảm giác thoải mái

Hiện nay vải cotton không khó để tìm kiếm trên thị trường, trong một vài năm trở lại đây, thị trường local brand ở Việt Nam đang dần được người dân đặc biệt là các bạn trẻ tin tưởng và lựa chọn. Những Brand cho ra những sản phẩm được làm từ cotton 100% đa dạng mẫu mã nhưng giá thành của chúng nằm ở mức khá cao cho đến cao. Ở một số Brand hướng đến lượng khách hàng nằm ở phân khúc tầm trung thì Brand thường lựa chọn giải pháp dùng vải cotton pha và trên thị trường hiện nay cũng đã xuất hiện nhiều loại vải cotton khác nhau giúp người dùng có thể dễ dàng lựa chọn theo sở thích cũng như phù hợp với túi tiền.

Lịch sử hình thành của vải cotton

Không ai biết chính xác được rằng vải cotton bắt đầu xuất hiện từ bao giờ, theo một số phát hiện của các nhà khoa học thì có lẽ vải cotton đã xuất hiện từ những năm TCN:

  • Vào khoảng 3000 năm TCN, người dân bản địa ở thung lũng sông Nile, Ai Cập đã biết sử dụng quần áo từ sợi bông. Cùng thời điểm đó, tại thung lũng sông Idus ở Pakistan, cây bông cũng đã được trồng và kéo thành sợi dệt vải. Song song đó cây bông cũng đã được phát hiện và sử dụng để dệt vải ở nửa bên kia bán cầu.
  • Vào năm 1492, vải cotton được sử dụng rộng rãi bởi hoạt động giao thương giữa các châu lục, cụ thể các thương nhân Ả Rập đã mang chất liệu vải cotton này sang châu Âu để trao đổi, buôn bán.
  • Đến năm 1500, cotton đã được biết đến và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới: được trồng ở Florida vào năm 1556, ở Virginia năm 1607, năm 1616 thực dân đã trồng bông dọc theo sông James ở Virginia, được kéo sợi bằng máy móc lần đầu tiên ở Anh vào năm 1730.
  • Vải cotton được tìm thấy bởi các nhà khoa học người Mexico và được chứng minh là đã khoảng 7.000 năm tuổi.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, vải cotton đã có những thay đổi rõ rệt, dần được cải thiện hơn và dần chiếm được thiện cảm của người dùng. Chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu về quy trình tạo nên vải cotton nhé.

>>> Xem thêm cấu tạo thành phần cũng như ứng dụng của vải nỉ

Quy trình tạo nên vải cotton

Để tạo ra được một tấm vải cotton thì quả bông sau khi được thu hoạch sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn sơ chế, tinh chế, kéo sợi, dệt và nhuộm màu. Để giúp bạn biết rõ hơn về quá trình này chúng mình đã tóm tắt chi tiết quy trình tạo nên vải cotton:

Bước 1: Thu hoạch và phân loại sơ bông

Quả bông được thu hoạch theo nhiều đợt và thường sẽ rơi vào tháng 11 – 12 trong năm. Quá trình thu hoạch quả bông được chia thành 3 đợt:

Đợt 1: Thu hoạch trước những quả bông “già”

Đợt 2: Sau khoảng 10 – 15 ngày tiếp tục thu hoạch những quả bông đã đạt chuẩn

Đợt 3: Thụ hoạch tất cả quả bông còn sót lại

cây bông tạo thành vải cotton
Cây bông được thu hoạch để làm vải cotton

Sau khi những quả bông được thu hoạch sẽ được sàng lọc kỹ càng để loại bỏ những quả bông không đạt chuẩn. Số bông còn lại sẽ được đem đi phơi khô và bảo quản ở nơi thoáng mát, sạch sẽ và không lẫn tạp chất để đảm bảo bông vẫn luôn giữ được chất lượng.

Bước 2: Tinh chế xơ bông

Đây là quá trình quan trọng để quyết định đến chất lượng vải cotton làm ra. Các nhà máy sẽ thu mua quả bông khô sau đó tách vỏ và tách sơ bông. Sơ bông được tách trong một chu trình kép kín và tách một cách tỉ mỉ sao cho không làm đứt các sợi bông đơn.

Sau khi tất cả số bông đã được tách xé, chúng sẽ được đem đi nấu nhằm loại bỏ các tạp chất như: Nitow, Pectin, Axit hữu cơ và các màu tự nhiên bán theo xơ bông.

Bước 3: Hòa tan và kéo sợi 

Sau khi nấu lên, các xơ bông sẽ được hòa tan tạo thành một dung dịch đặc biệt. Dung dịch này sẽ được đem bỏ vào khuôn ép và kéo để tạo thành sợi cotton.

Bước 4: Dệt thành vải

Sau khi hình thành sợi cotton, chúng sẽ được đem đi dệt thành vải theo 2 chiều ngang và dọc, vậy là một tấm vải cotton được hình thành.

Quy trình tạo nên vải cotton
Quy trình tạo nên vải cotton

Vải cotton dùng để làm gì?

Vải cotton có nguồn gốc từ thiên nhiên và an toàn với làn da con người nên vải cotton thường được ứng dụng làm trang phục và các sản phẩm chăn, ga cao cấp.

Vải cotton dùng trong thời trang

Với khả năng thấm hút tốt, thoáng mát và độ bền màu cao, vải cotton được dùng nhiều trong các loại trang phục hàng ngày như: đồ bộ, áo thun, quần,….

ứng dụng của vải cotton trong thời trang
Ứng dụng của vải cotton trong thời trang

Vải cotton trong trang trí nội thất

Ngoài ra vải cotton còn được sử dụng để làm các sản phẩm trang trí nội thất như: chăn ga, bọc sofa,…

Các loại vải cotton

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải cotton khác nhau, các bạn có thể tham khảo một số loại vải cotton sau:

Vải cotton Mỹ

Vải cotton Mỹ là loại vải có cấu trúc sợi dài, độ bền cao, co giãn tốt. Vải cototn Mỹ có thể nói là một phiên bản tốt hơn của vải cotton truyền thống bởi chúng đã khắc phục được những nhược điểm như dễ nhăn, dễ co rút, có phần thô cứng của vải cotton truyền thống ngoài ra chúng cũng được thừa hưởng những đặc tính của vải cotton như thấm hút tốt, độ bền màu cao và chịu nhiệt tốt. Cũng chính vì vậy mà vải cotton Mỹ được sử dụng làm các sản phẩm thời trang như đồ lót và đồ trẻ em mà không hề gây lo ngại về việc bị kích ứng hay bí bách.

Vải cotton poly

Vải cotton poly là loại vải được kết hợp từ sợi cotton và một số loại sợi tổng hợp khác. Loại vải này có những ưu điểm vượt trội như: có trọng lượng nhẹ hơn, giá thành rẻ hơn, khả năng co giãn cực cao và đặc biệt chúng có độ bền vượt trội hơn hẳn so với những loại vải khác. Tùy theo tỉ lệ pha trộn giữa sợi vải cotton và sợi vải tổng hợp mà cho ra những loại vải cotton poly có tính chất khác nhau, tỉ lệ sợi vải cotton càng cao thì vải sẽ càng mềm mại và có độ thông thoáng cao.

Vải cotton lụa

Vải cotton lụa là một phân khúc có giá thành rẻ hơn của vải lụa tơ tằm thượng hạng, được pha trộn giữa sợi vải cotton nguyên chất và sợi tơ tằm thượng hạng với tỉ lệ 9:1. Loại vải này nổi bật bởi chúng có tính mềm mại và mát mẻ đem lại cho người dùng cảm giác thoải mái.

Vải cotton satin

Vải cotton satin thực chất là vải cotton truyền thống nhưng được dệt và định hình theo kiểu satin. Loại vải này sở hữu hàng loạt những ưu điểm như: không bị nhăn, láng bóng, mềm mượt, thông thoáng, có khả năng thấm hút tốt, không gây kích ứng, thân thiện với môi trường. Vải cotton satin thường được ứng dụng để làm các sản phẩm chăn, ga, gối.

Vải cotton borip

Vải cotton borip được làm từ 100% sợi vải cotton, chúng có độ co giãn tốt, khả năng siêu thấm hút, mềm mại cùng với nhiều hoa văn và màu sắc phong phú. Loại vải này thường được dùng để làm quần áo cho trẻ em và trẻ sơ sinh.

Vải cotton spandex

Giống như tên gọi của nó, vải cotton spandex là loại vải được kết hợp từ sợi cotton và sợi spandex. Loại vải này được thừa hưởng những ưu điểm vượt trội của cả hai loại sợi như khả năng co giãn cực tốt của sợi spandex và khả năng siêu thấm hút của sợi cotton. Ngoài ra vải cotton spandex còn có những đặc điểm như có độ bền màu cao, mềm mượt và có khả năng kháng khuẩn tốt.

Cách phân biệt vải cotton pha và vải cotton 100%

Để nhận biết được đâu là vải cotton pha và đâu là vải cototn 100% các bạn có thể dựa vào các phương pháp sau:

Phân biệt bằng mắt thường

Đối với vải cotton 100% khi chạm tay vào sẽ có cảm giác mềm mịn, mát và dễ dang bị vò nhăn.

Đối với vải cotton pha khi vò thì sẽ không gây nhàu vải, nhìn bóng đẹp, nhìn thớ vải đều, cảm giác có độ bền cao.

Phân biệt bằng phương pháp nhiệt

Đối với phương pháp này chúng ta lấy một phần vải đem đi đốt.

Nếu là vải cotton 100% thì sẽ có hiện tượng: Khi đốt sẽ có mùi cháy của gỗ chứ không phải mùi cháy của nhựa, khi đốt hết thu được phần mạt tro mềm mịn.

Nếu là vải cotton pha thì sẽ có hiện tượng: Có mùi cháy của nhựa, khi đốt hết thu được phần tro vón cục, đây chính là tỉ lệ pha của vải.

Phân biệt vải cotton 100% và vải cotton pha bằng phương pháp nhiệt
Phân biệt vải cotton 100% và vải cotton pha bằng phương pháp nhiệt

Phân biệt bằng độ thấm nước

Vải cotton 100%: thấm hút nước nhanh, dàn đều trên bề mặt

Vải cotton pha: thấm hút nước chậm, nước loang lổ,không dàn đều trên bề mặt.

Ưu điểm và nhược điểm của vải cotton

Ưu điểm

Độ thấm hút cao: nhờ có khả năng thấm hút tốt mà vải cotton mang lại cho người dùng cảm giác thoải mái, thông thoáng.

Độ bền cao: vải cotton được ưa chuộng còn bởi chúng có độ bền cao, lâu phai màu.

Nhanh khô: mặc dù có khả năng thấm hút tốt nhưng vải cotton lại rất nhanh khô, không tốn quá nhiều thời gian cho quá trình vệ sinh và bảo quản.

Không gây kích ứng: vải cotton được làm từ chất liệu thiên nhiên nên chúng cũng an toàn tuyệt dối với làn da con người.

Nhược điểm

Độ cứng: vải cotton 100% khá cứng không thích hợp cho những làm da nhạy cảm như phụ nữ và trẻ em. Thay vào đó bạn có thẻ sử dụng các loại vải như cotton Mỹ, cotton borip,…

Giá thành cao: vải cotton có giá thành khá chát so với những loại vải khác nhưng ưu điểm của nó vượt trội hơn cả khiến chúng vẫn là loại vải được ưa chuộng trên thị trường.

Cách vệ sinh vải cotton làm tăng độ bền

Không nên ngâm trong bột giặt quá lâu

Chúng ta chỉ nên ngâm một vài phút hoặc có thể giặt trực tiếp luôn, vì nếu ngâm quá lâu có thể khiến vải nhanh bị phai màu.

Phân loại quần áo trước khi giặt

Bạn nên phân loại quần áo trước khi giặt thành quần áo màu trắng và quần áo màu để tránh quần áo phai màu vào nhau và làm hư trang phục.

Không sử dụng chất tẩy rửa quá mạnh

Sử dụng loại bột giặt của độ PH trung tính, nếu dùng hóa chất quá mạnh sẽ làm độ bền của vải bị giảm sút. Nhanh hỏng, mục, màu quần áo dễ bị phai và loang lổ.

Đặc biệt với những loại quần lót nam, quần lót nữ được làm từ chất liệu Cotton thì không ngâm trong chất tẩy rửa mạnh quá 30 phút. Hành động này có thể làm hỏng sản phẩm mà còn làm chất tẩy rửa bám trên đồ lót lâu, khi mặc sẽ ảnh hưởng đến da và bộ phận sinh dục.

Phơi tại nơi thông thoáng, tránh nắng gắt

Phơi đồ ở những nơi thoáng mát thì trang phục của bạn có thể đạt độ bền tối đa.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về vải cotton – một trong những loại vải được yêu thích trên thị trường hiện nay. Mong rằng các bạn đã có thể nắm rõ được các đặc điểm, phân loại vải cotton và cách phân biệt vải cotton pha. Song Song shop xin cảm ơn bạn đã đồng hành cùng chúng mình.

>>>Xem ngay các loại vải phổ biến trên thị trường hiện nay

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kết nối với Song Song

Gọi Hotline tư vấn Song Song Kho Chuyên Sỉ Kho Sỉ Quảng Châu Tân Bình Song Song Chợ Tân Bình Song Song Kho Chuyên Sỉ Tân Bình Song Song Cộng Tác Viên Song Song Kho Chuyên Sỉ Hcm Đóng cửa sổ